24 Tháng Tư 2024
MỪNG ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI, MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN QUÝ MÃO******Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh !

 
 
 

Tâm huyết, trách nhiệm với hoạt động Mặt trận

27/12/2019 14:35   admin    743 lần

Tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ hai, khóa IX, ngày 26/12, đại biểu tham dự Hội nghị đã chia tổ thảo luận nhằm góp ý vào nội dung dự thảo Chương trình làm việc toàn khoá của Uỷ ban Trung ương và Đoàn Chủ tịch khoá IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024; Quy chế hoạt động của Uỷ ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực khoá IX; Tổng kết công tác Mặt trận năm 2019, đề ra Chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2020 và 8 báo cáo chuyên đề.

Quang cảnh tổ thảo luận do Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh chủ trì
 

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh, Ngô Sách Thực, Nguyễn Hữu Dũng chủ trì 3 tổ thảo luận. Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam; Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài tham dự các tổ thảo luận.

Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tham dự Tổ thảo luận
 

Lựa chọn những người có năng lực và nắm vững hoạt động của Mặt trận

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Tô Thị Bích Châu phát biểu tại Hội nghị
 

Ở góc độ Mặt trận địa phương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Tô Thị Bích Châu bày tỏ, trong nhiệm kỳ 2019-2024, vị thế và vai trò của Mặt trận ngày càng được khẳng định khi đã trực tiếp có ý kiến đối với nhân sự tham gia Ủy viên Ủy ban các cấp, với sự vào cuộc quyết liệt, thẳng thắn, đội ngũ Ủy viên Ủy ban trong nhiệm kỳ mới đã đảm bảo theo đúng cơ cấu đã đề ra, đặc biệt là cơ cấu Ủy viên ngoài đảng và các vị nhân sĩ - trí thức tiêu biểu. Đây là điểm mới và nổi bật.

Để tiếp tục khẳng định vị trí của mình, bà Tô Thị Bích Châu cho rằng, hướng tới Đại hội Đảng bộ các cấp, Mặt trận cần quan tâm tới cơ cấu nhân sự của mình khi tham ra cấp ủy. Bên cạnh đó, đối với việc triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW, những địa phương đã triển khai cần có Hội nghị sơ kết, đánh giá những ưu, nhược điểm, phải thẳng thắn đánh giá và không để hiện tượng “miệng nói nhưng lòng không phải vậy”, từ đó xây dựng được những người đứng đầu quyết liệt trong triển khai hoạt động giám sát, phản biện, nhất là thực hiện giám sát với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp.

“Không thể để tình trạng đưa những cán bộ thiếu kinh nghiệm, không có khả năng tham mưu với Đảng phương hướng phát triển và không đánh giá, nhận diện và phát huy vai trò của mỗi Ủy viên Ủy ban về làm công tác Mặt trận. Cán bộ Mặt trận phải là những người được đào tạo bài bản về kỹ năng, được trang bị đầy đủ kiến thức để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân”, bà Tô Thị Bích Châu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Ca, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam cho rằng, cần phải tiêu chuẩn hóa những người làm công tác Mặt trận, phải có tiêu chí rõ ràng với cơ quan Thường trực ở các tỉnh để từ đó các tỉnh làm căn cứ lựa chọn những người có năng lực và nắm vững hoạt động của Mặt trận.

Nhắc tới vấn đề cấp thiết trong việc bố trí, sắp xếp bộ máy ở cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay, ông Nguyễn Xuân Ca kiến nghị cần phải tạo sự thống nhất, không để tình trạng địa phương tự bố trí, sắp xếp, bởi nếu có sự thống nhất thì sẽ tạo được sự thông suốt trong quá trình chỉ đạo.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại tổ thảo luận
 

Băn khoăn đối với việc triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW, ông Lê Thành Công, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Tháp mong muốn cần có sự thống nhất trong việc triển khai, cần có quy định rõ ràng cấp nào được áp dụng Chủ tịch Mặt trận kiêm Trưởng Ban Dân vận, cấp nào không.

“Nếu thực hiện hai vai và làm không rõ thì sẽ mất đi vai trò phản biện của Mặt trận trước cấp ủy”, ông Lê Thành Công nói.

Nhấn mạnh tới vai trò tuyên truyền của các cơ quan báo chí trong hệ thống Mặt trận, ông Nguyễn Trọng Ánh Đông, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cho rằng thời gian tơi cần phải đổi mới phương thức tuyên truyền theo hướng gắn với công nghệ và tập trung tuyên truyền các mô hình điển hình, các hoạt động nổi bật của cụm thi đua.

“Mỗi Cơ quan cần đánh giá và xâm nhập vào các vấn đề nổi bật ở các cụm thi đua và các tổ chức thành viên để tạo sức lan tỏa trong hoạt động của Mặt trận”, ông Đông đề nghị.

Phát huy vai trò của các tổ chức thành viên

Đại biểu phát biểu tại Tổ thảo luận
 

Nhấn mạnh tới những nét đổi mới trong hoạt động của các tổ chức thành viên, GS Vũ Anh, Hội Y tế Công cộng Việt Nam bày tỏ niềm vui mừng trước những đổi mới của Mặt trận trong nhiệm kỳ mới, đặc biệt là vai trò của các tổ chức thành viên ngày càng phát huy, các tổ chức đã phối hợp với nhau chặt chẽ hơn thông qua các cụm thi đua.

Từ thực tế mỗi tổ chức trong cụm đều có những phong trào thi đua thiết thực, tạo sức lan tỏa mạnh trong hệ thống của mình, GS Vũ Anh cho rằng, Mặt trận cần cụ thể hóa các tiêu chí thi đua đối với mỗi tổ chức thành viên theo hướng cụ thể hơn, tạo sự gắn kết hơn nữa. 

“Mặt trận cần vào cuộc để kết nối và hình thành kênh thông tin chính thức để tạo sinh khí mới, sự gắn kết mới trong việc triển khai các phong trào cụ thể giữa các tổ chức”, GS Vũ Anh bày tỏ.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực tại tổ Thảo luận
 

Đồng quan điểm với GS. Vũ Anh, Chủ tịch Trung ương Hội người Cao tuổi Việt Nam Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, Mặt trận đã tập hợp, huy động sự tham gia nhiệt thành của mỗi tổ chức thành viên vào các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Mặt trận phát động. Từ vai trò kết nối của Mặt trận, các tổ chức thành viên đã tiếp tục cụ thể hóa hoạt động của mình thông qua các chương trình hành động sát với đoàn viên, hội viên của mình.

Để phát huy mạnh mẽ vai trò của các cấp hội, bà Phạm Thị Hải Chuyền mong muốn sớm có khuân khổ pháp lý chính thức cho hoạt động của các cấp hội, vì chỉ khi các cấp hội vững mạnh thì khối đại đoàn kết mới ngày càng được tăng cường và củng cố.

Ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam phát biểu tại Tổ thảo luận
 

Phát biểu tại tổ thảo luận, theo ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, đây là dịp để bàn những vấn đề lâu dài, có tính chất xuyên suốt của cả nhiệm kỳ, trong đó có vấn đề phát huy dân chủ, đối với Mặt trận thì cần đi sâu vào những vấn đề thiết chế dân chủ.

Ông Kim cho rằng, nhiệm kỳ qua, MTTQ Việt Nam đã đi được những bước tiến dài khi Luật MTTQ Việt Nam được ban hành, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Quyết định 217,218 về giám sát phản biện và xây dựng Đảng, chính quyền, chính vì vậy, nhiệm kỳ này, Mặt trận cần phải nghiên cứu, cần phải có sáng kiến về pháp luật để đi thêm những bước tiến mới cho quá trình dân chủ.

Theo ông Vũ Trọng Kim, hiện nay chúng ta đã có pháp lệnh về Dân chủ cơ sở nhưng vẫn cần phải đổi mới. Ví dụ mỗi lần Mặt trận giám sát thì phải báo cáo cho cấp uỷ, uỷ ban thì mới được giám sát, làm như vậy là làm mất đi vai trò độc lập của Mặt trận.

“Giám sát của Mặt trận là phục vụ cho mục tiêu của Đảng, nhà nước và phục vụ cho lợi ích của nhân dân thì cớ sao lại phải báo cáo” ông Kim nêu vấn đề và khẳng định, Mặt trận nên đăng ký với Quốc hội một sáng kiến Pháp luật về Luật Dân chủ cơ sở, điều này Mặt trận hoàn toàn đủ sức có thể làm được.

Cũng theo Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong, các tổ chức hội được xem là một thiết chế dân chủ cơ sở, tuy nhiên ở rất nhiều nơi, vấn đề tổ chức, quản lý hội đã không được nhận thức đầy đủ. Ví dụ, Hội Cựu thanh niên Xung phong thì được xếp cùng với Hội tù Chính trị, hay có những địa phương, có những đồng chí thanh niên chỉ mới 25-26 tuổi đã làm chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong…

 “Nếu cứ tiếp tục làm “tùm lum” như vậy sẽ làm tan nát những hội mang tính cố kết cộng đồng của Mặt trận. Mặt trận có sứ mệnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Muốn thực hiện được 6 chữ ấy thì trước tiên phải tổ chức quản lý hướng dẫn các hội theo đúng tinh thần cố kết cộng đồng”, ông Vũ Trọng Kim khẳng định.

Đồng tình với quan điểm Mặt trận cần có sáng kiến pháp luật, ông Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, hiện nay chúng ta đang còn nợ nhân dân một số Luật như Luật Hội và Luật Biểu tình. Hai Luật này đều được quy định trong Hiến pháp từ năm 1946 nhưng đến nay vẫn chưa ban hành được. 

Nhấn mạnh đến vai trò của Mặt trận được được đánh giá rất cao, chính vì vậy nhân dân đang nhìn vào Mặt trận, đặt nhiều niềm tin vào Mặt trận thông qua vai trò giám sát, phản biện. Tuy nhiên để Mặt trận làm được như sự mong đợi, chỉ riêng trong năm 2020, nhiệm vụ trọng tâm của Mặt trận cần phải thể hiện đúng tầm của Mặt trận thông qua những công việc cụ thể, theo đúng chức năng nhiệm vụ.

Phát huy vai trò của Mặt trận trong giám sát, phản biện xã hội

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng và Phó Chủ tịch Phùng Khánh Tài tại tổ thảo luận
 

Giáo sư Trần Đông A cho rằng việc tập hợp, phản ảnh ý kiến, kiến nghị của nhân dân thời gian qua của Mặt trận các cấp càng ngày càng nề nếp và chất lượng hơn, trong đó việc chủ động tích cực đấu tranh, phòng ngừa tội phạm ngày càng được nâng lên.

Tuy nhiên, theo ông Trần Đông A, mặc dù Mặt trận các cấp đã đề nghị chính phủ chỉ đạo ngành công an và các cơ quan liên quan có nhiều biện pháp kịp thời đấu tranh chống lại tội phạm, nhưng hiện nay, tình hình tội phạm vẫn diễn biễn phức tạp. Để giải quyết tận gốc vấn đề này thì Mặt trận cần cùng với cơ quan nhà nước tìm ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự gia tăng của tình hình tội phạm như hiện nay, từ đó góp phần giúp nhân dân yên tâm sản xuất, kinh doanh.

Ông Đặng Văn Khoa, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh cho rằng, ở nơi nào, ở địa phương nào, ở Dự thảo nào có sự giám sát phản biện của Mặt thì nội dung đó, Dự thảo đó tốt tốt đẹp hơn, đều sáng trong hơn, hiệu quả hợn và đều nhận được được đồng thuận hơn của xh. Nơi nào có sự lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác nhau thì nơi đó hiệu quả của giám sát rõ ràng được sự ủng hộ của xã hội. Sự đóng góp của giám sát phản biện của Mặt trận không chỉ trong các vấn đề dân sinh mà còn ở các vấn đề dân chủ. Tất cả sự đóng góp phản biện của nhân nhân thể hiện bản lĩnh của người dân Việt Nam tâm huyết với tổ quốc , thể iện tinh thần làm chủ của người dân đã bước lên tầm mới. Và ngược lại sự lắng nghe thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, cái tâm, cái tầm của Đảng và Nhà nước.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội đề xuất: Hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận có nhiều nét tương đồng với hoạt động giám sát thẩm tra, chất vấn giải trình  của cơ quan Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Vì vậy, trước hết chúng ta phải bổ sung trong quy chế hoạt động của UBTUW, Đoàn Chủ tịch, BTT và đặc beietj là các Hộ đồng tư vấn của UB TƯ bổ sung nội dung về sự phối hợp chặt chẽ với QUốc hội và cơ quan quốc hội. Nếu phối hợp tốt sẽ nhân sức mạnh của cả 2 cơ quan, 2 lực lượng này,  vì 2 tổ chức này đều đại diện của nhân dân.

Đề cao vai trò của Mặt trận trong tình hình mới, theo ông Lù Văn Que, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Trung ương, Mặt trận phải hiểu được niềm vui và nỗi lo của người dân. Người dân hiện đang lo về thực trạng mất an toàn giao thông, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, thực phẩm bẩn... những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống. Bên cạnh đó nỗi lo là thiên tai, địch hoạ, vậy chúng ta cần phải làm gì?. Riêng đói nghèo, giặc dốt ở vùng dân tộc rất lớn, vừa rồi Quốc hội thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được triển khai từ năm 2021 với kỳ vọng thu hẹp khoảng cách giữa miền xôi và miền núi.

Đặt vấn đề Mặt trận giải quyết những lo lắng của người dân như thế nào? MTTQ đóng góp gì với Đảng và Nhà nước để nâng cao tín nhiệm của Mặt trận. Ông Lù Văn Que kiến nghị: Mặt trận bàn cách giải quyết, giám sát tư vấn phản biện để chủ trương, chính sách của Đảng sao cho phù hợp. UB MTTQ phải nêu cao vai trò của mình trong tình hình mới, phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn  MTQT Việt Nam để đủ sức quy tụ lại hoạt động của MTTQ . Muốn nâng cao vai trò của Mặt trận, mỗi bản thân uỷ viên phải gương mẫu, lo cho dân. Làm được vậy chất lượng hoạt động của Mặt trận sẽ tốt hơn. Đề nghị Mặt trận phải bám vào dân, sức mạnh của Mặt trận là ở lòng dân, cùng với đó Mặt trận phải xây dựng thế trận lòng dân trong các vấn đề biển Đông, biên giới... Đồng thời Mặt trận phải nắm, tập hợp được người tiêu biểu để họ trực tiếp gặp người người dân, tạo ra cánh tay Mặt trận dài hơn.

Theo mattran.org.vn

 
Tin liên quan
Thanh niên Khánh Hòa hăng hái lên đường nhập ngũ
NHÂN DÂN LO NGẠI DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP SẼ BÙNG PHÁT MẠNH
KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930 - 3/2/2020): ĐẢNG VỚI MẶT TRẬN NHƯ 'HÌNH VỚI BÓNG'
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tham dự Tết trồng cây ở các địa phương
Đất nước 90 mùa xuân có Đảng
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai phòng, chống dịch bệnh do vi rút Corona
Thảo luận, góp ý dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa thăm, chúc tết các gia đình chính sách tiêu biểu
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa tổng kết công tác Mặt trận năm 2019
Lánh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa thăm, tặng quà Tết cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Mặt trận phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá 3 năm kết quả vận động, sử dụng Quỹ Vì người nghèo
Bế mạc lớp tập huấn cán bộ Mặt trận cơ sở năm 2019
Lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh thăm các đơn vị quân đội
MTTQ tỉnh Khánh Hòa: Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận cơ sở
Cụm thi đua Duyên hải Miền Trung tiếp tục "Đổi mới, đoàn kết, sáng tạo"
Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại kỳ họp thứ 9 – HĐND tỉnh khóa VI
Tọa đàm hoạt động tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ Việt các cấp ở địa phương
Khánh Hòa: Tổng kết thi đua khối Mặt trận các huyện, thị xã, thành phố năm 2019
Giám sát về công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Liên kết web









TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA
Giấy phép: Số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 15/01/2018
Trưởng Ban biên tập: Trần Ngọc Thanh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Địa chỉ: Số 02 Ngô Quyền - Thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 0258.3822955 - 0258.3810311 - Fax: 0258.3810503 - Email: banbientapmtkh@gmail.com
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa" hoặc
"www.mattrankhanhhoa.org.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.