08 Tháng Năm 2024
MỪNG ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI, MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN QUÝ MÃO******Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh !

 
 
 

NHIỀU Ý KIẾN TÂM HUYẾT GÓP Ý CHO ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII CỦA MTTQ TỈNH KHÁNH HÒA

03/12/2020 22:06   admin    451 lần

Căn cứ Hướng dẫn số 151-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa tổng hợp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đản.

Hầu hết các ý kiến đều đồng tình và nhất trí cao với dự thảo các văn kiện mà Ban Chấp hành Trung ương khóa XII chuẩn bị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Các ý kiến đánh giá dự thảo các văn kiện đã được xây dựng thể hiện tính khái quát cao, bố cục hợp lý, khoa học, chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân và quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; phản ánh sát tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2011 - 2020, kết quả công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Nội dung các văn kiện đã tập trung phân tích, đánh giá được những tồn tại, hạn chế, từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ tới.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến tham gia góp ý đề nghị xem xét, đánh giá, bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong dự thảo các văn kiện để đảm bảo hợp lý, phù hợp hơn với thực tiễnm vào dự thảo Báo cáo chính trị:

1. Kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội XII và diện mạo đất nước sau 35 năm đổi mới

 - Có ý kiến đề nghị cần bổ sung, nhấn mạnh để nổi bật hơn những điểm đáng tự hào của Việt Nam trong nhiệm kỳ qua, như: Những đóng góp với quốc tế trong giải quyết các vấn đề về nhân quyền; việc cử lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế; Việt Nam được bầu vào ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193 nước); xử trí phù hợp các tình huống trên Biển Đông... Hệ thống cơ sở hạ tầng có bước phát triển mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa được nâng cao rõ rệt. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

- Tại trang 6, “sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố; dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy”, có ý kiến cần bổ sung và nhấn mạnh nội dung lòng yêu nước, tình đoàn kết thương yêu nhau trong dân rất lớn thể diện qua đại dịch Covid-19, lũ lụt miền Trung... để phát huy sức mạnh toàn dân tộc.

- Tại trang 11, dòng 6 từ dưới lên: có ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “còn bộc lộ yếu kém, tiêu cực” sau câu “đổi mới giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra”. 

- Về các hạn chế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, phát triển con người, trang 13, có ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá cụ thể về sự tác động, hỗ trợ lẫn nhau giữa các chính dân tộc và miền núi, hiệu quả thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể, nguồn vốn thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội còn thấp; bổ sung đoạn“Vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số còn mờ nhạt, chưa quan tâm đầu tư đúng mức”.

- Tại trang 20, dòng 9 từ dưới lên: có ý kiến đề nghị viết lại thành Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng rõ hơn và từng bước được hiện thực hóa

        2. Tầm nhìn và định hướng phát triển

         - Tại trang 23, dòng 12 từ dưới lên, đa số ý kiến nhất trí với các nhiệm vụ trung tâm và khâu then chốt như trong Dự thảo Báo cáo, tuy nhiên có ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ "gắn với bảo vệ môi trường" và viết lại như sau: "...Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt...". Lý do: ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Đặc biệt ở nước ta biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên đang đặt ra thách thức rất lớn và tác động mạnh mẽ, thường xuyên đến quá trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

   - Về Định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, đối với chỉ tiêu về xã hội, trang 25, có ý kiến đề nghị bổ sung chỉ tiêu về tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Đối với chỉ tiêu về môi trường, có ý kiến đề nghị nâng chỉ tiêu: nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 100% và nông thôn là 100%. Một số ý kiến đề nghị nâng mức tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường từ 92% lên thành 100%. Vì đây là chỉ tiêu cần tập trung sức thực hiện để chăm lo sức khỏe cho người dân, cho nguồn lực của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Về Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trang 26: Đề xuất bổ sung nội dung: “chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên, người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” vào văn kiện Đại hội.

        - Tại trang 52, dòng 23-25 từ trên xuống: có ý kiến đề nghị xem xét, bổ sung cụm từ “và nâng cao chất lượng” vào câu “… đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú và nâng cao chất lượng”.

        - Tại trang 55, dòng thứ 8 từ trên xuống, đoạn “ …Tăng cường đấu tranh chống các quan điểm, hành vi phản đạo đức, phi đạo đức”. Nên thêm cụm từ “Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm”.

3. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh, bền vững

- Tại trang 31, dòng 3 từ trên xuống, có ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ đồng bộ, linh hoạt và viết lại như sau: “…phát triển hệ thống thủy lợi, hồ, đê, đập đồng bộ, linh hoạt…”.

4. Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Có ý kiến như sau: Chế độ thu, chi ngân sách hiện nay còn bất cập, đề nghị Trung ương tạo điều kiện cho địa phương tự chủ trong thu, chi ngân sách; có cơ chế khuyến khích các địa phương tích cực thu ngân sách; điều tiết ngân sách hợp lý hơn.

5. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người

- Có ý kiến đề nghị bổ sung một số định hướng, giải pháp như sau: “Xác định đào tạo bậc đại học là trung tâm, trọng tâm của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện hiệu quả quy hoạch các trường đại học trong toàn quốc; làm rõ cơ chế tự chủ của các trường đại học, tạo điều kiện để các trường đại học tự chủ, thực hiện tốt việc xã hội hóa đầu tư, phát triển giáo dục. Tăng cường giáo dục, đào tạo nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực thực tế; thực hiện tốt việc đào tạo liên thông, hỗ trợ nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực; quản lý tốt chất lượng đầu ra đại học theo khung quy định của Chính phủ. Xây dựng, bổ sung chiến lược để thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ, năng lực phục vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước”.

6. Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam

 - Có ý kiến đề nghị bổ sung giải pháp: "Xóa bỏ những lễ hội không còn phù hợp với thuần phong mỹ tục; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức học đường; chú trọng chỉnh trang đô thị và vệ sinh môi trường".

- Có ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm việc xây dựng văn hóa ứng xử trong cộng đồng, đi kèm với đó là các giải pháp thực hiện. Thực tế cho thấy, văn hóa ứng xử trong cộng đồng hiện có nhiều bất cập, tác động đến nhận thức, ý thức của cả xã hội.

- Có ý kiến cho rằng cần nhấn mạnh tôn giáo không chỉ là thành tố văn hóa, mà thực sự còn là nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước.

7. Quản lý phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội

Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung: “Đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội phù hợp với nhu cầu của nhân dân”.

8. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

 Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung: “Cần có chính sách, cơ chế đặc thù về kinh tế cho các khu vực được xác định có chiến lược về quốc phòng, an ninh; quan tâm hơn nữa đến phát triển kinh tế - xã hội huyện Trường Sa, từng bước có chính sách dân sự hóa, một phần nâng cao đời sống người dân, một phần củng cố quốc phòng - an ninh”.

9. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân

Có một số ý kiến góp ý như sau:

- Cần có cơ chế, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan để thực hiện hiệu quả hơn nữa hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

- Cần mở rộng tính chất liên minh chính trị của MTTQ, các đoàn thể, các hội quần chúng không bị hạn chế phương thức tập hợp và hoạt động, đa dạng hóa và phong phú hóa sinh hoạt cộng đồng.

10. Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một số ý kiến đề nghị cần nghiên cứu bổ sung các nội dung sau:

- Hiện nay, hệ thống pháp luật còn chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa có sự nhất quán trong hệ thống pháp luật và thực tiễn. Do đó, cần phải xem trọng công tác xây dựng hệ thống pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; kiện toàn tổ chức, giảm đầu mối, tinh giản biên chế; thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường trao đổi thông tin thường xuyên giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp.

11. Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII

- Đối với những nhiệm vụ trọng tâm, tại nhiệm vụ (2), trang 61, dòng thứ 2 từ dưới lên, có ý kiến đề nghị viết lại như sau: "Huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững".

- Về các đột phá chiến lược, tại trang 63, đột phá (2): có ý kiến góp ý cần xem xét định hướng cân đối trong lĩnh vực đào tạo đại học và đào tạo nghề, tránh tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, không đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

 
Tin liên quan
Tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ, siêu thị
Tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới tại Khánh Hòa
Ngày 30/1 - Ngày thứ 3 liên tiếp Đại hội XIII xem xét về công tác nhân sự
Tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch để đón Tết yên vui
UBND tỉnh Khánh Hòa triển khai các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
Chủ động đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 14
Hướng tới chấm dứt dịch bệnh HIV/AIDS vào năm 2030
Thông qua nội dung các dự thảo văn kiện để hoàn chỉnh lần cuối trình Đại hội XIII của Đảng
Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh: Học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII
Nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền năm 2020
Ứng dụng công nghệ thông tin cai nghiện thuốc lá
Tuyên truyền phòng, chống tác hại thuốc lá: Vẫn còn những hạn chế
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020
Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân, nâng cao hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh
Mặt trận Phước Long tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 01 về công tác thông tin tuyên truyền
Xã Diên Thạnh: ra quân tuyên truyền diệt lăng quăng, bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết
Ủy ban Mặt trận xã Khánh Thành tuyên truyền phòng dịch Covid-19 và hướng dẫn cài đặt ứng dụng Bluezone
Xã Diên Xuân: Ra quân tuyên truyền phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp

Liên kết web









TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA
Giấy phép: Số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 15/01/2018
Trưởng Ban biên tập: Trần Ngọc Thanh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Địa chỉ: Số 02 Ngô Quyền - Thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 0258.3822955 - 0258.3810311 - Fax: 0258.3810503 - Email: banbientapmtkh@gmail.com
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa" hoặc
"www.mattrankhanhhoa.org.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.