23 Tháng Tư 2024
MỪNG ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI, MỪNG ĐẢNG QUANG VINH, MỪNG XUÂN QUÝ MÃO******Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh !

Nội dung văn bản
Ký hiệu 06/HD-MTTQ-BTT
Ngày ban hành 11-02-2020
Ngày hết hiệu lực
Trích yếu Hướng dẫn công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền năm 2020
Cơ quan ban hành Ủy ban MTTQ tỉnh
Loại văn bản Hướng dẫn, Kế hoạch
Lĩnh vực
Tập tin đính kèm

Nội dung

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM

      TỈNH KHÁNH HÒA

    BAN THƯỜNG TRỰC

    Số: 06 /HD-MTTQ-BTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

     Khánh Hòa, ngày 11 tháng 02 năm 2020

HƯỚNG DẪN

Công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, chính quyền năm 2020

Thực hiện Hướng dẫn số 07/HD-MTTW-BTT ngày 15/01/2020 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về “Công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, chính quyền năm 2020”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, chính quyền năm 2020 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh trên lĩnh vực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền: Tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện dân chủ; giám sát và phản biện xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

2. Tiếp tục đổi mới nội dung, cách thức thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội; các cấp Mặt trận đều có nội dung chủ trì giám sát, phản biện xã hội, tạo bước chuyển biến rõ nét trong giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

1.1. Năm 2020, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện tốt công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; tập trung góp ý các dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; góp ý các dự án luật có liên quan trực tiếp tới quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước, của MTTQ Việt Nam và hệ thống chính trị nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy các nguồn lực vào mục tiêu phát triển đất nước.

Ban Thường trực Ủy ban  MTTQ Việt Nam các cấp sớm xây dựng Kế hoạch của cấp mình nhằm phối hợp với các cơ quan, tổ chức cùng cấp tiến hành  sơ kết 05 năm thực hiện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 theo Kế hoạch số 33/KH-MTTQ-BTT ngày 16/01/2020 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về sơ kết 05 năm thi hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015; phối hợp với các cơ quan, tổ chức chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các địa phương chú trọng phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan địa phương và các tổ chức thành viên Mặt trận tổ chức việc góp ý vào các dự án luật, pháp lệnh, trọng tâm là các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính... Đồng thời, chủ động tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định của cấp ủy, chính quyền ở  địa phương có liên quan thiết thực đến quyền, lợi ích và đời sống của nhân dân.

1.2. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tiếp tục đổi mới công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tích cực tham gia công tác hòa giải ở cơ sở theo Kế hoạch số 36/KH-MTTQ-BTT ngày 04/02/2020. Chú trọng phối hợp với Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phân công tuyên truyền, đến các giới, từng nhóm người dân trên địa bàn dân cư.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật  Luật Hòa giải ở cơ sở; Bộ luật Lao động; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật đặc xá; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự...Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng cùng lựa chọn nội dung giới thiệu, phổ biến sâu rộng chủ trương, quan điểm của Đảng, những nội dung cơ bản của các dự án luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua năm 2020 và năm 2021 phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, tập trung một số dự án như: Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh, phối hợp với ngành tư pháp hướng dẫn việc tiếp tục củng cố, kiện toàn mạng lưới Tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên, bảo đảm kinh phí hoạt động; nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở gắn với các biện pháp giải quyết tranh chấp trước khi khởi kiện để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp ngay tại  cộng đồng.

2. Công tác giám sát và phản biện xã hội

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên  chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch giám sát, phản biện xã hội năm 2020, xác định rõ nội dung Mặt trận chủ trì, từng nội dung do 5 tổ chức chính trị - xã hội chủ trì thực hiện. Việc thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội thực hiện theo đúng quy định tại Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 16/5/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thông tri số 25/TTr-MTTW-BTT ngày 10/8/2017 của Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2.1. Về tổ chức thực hiện  giám sát

- Đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: chủ trì tổ chức giám sát 02 nội dung: Giám sát công tác đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng Nông thôn mới và Giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về An toàn thực phẩm.

Rút kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động giám sát, phản biện xã hội trong thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiếp tục tổ chức tập huấn về kỹ năng giám sát, phản biện xã hội cho cán bộ Mặt trận các cấp; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam các địa phương.

- Đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị, thành phố: căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương, lựa chọn những nội dung giám sát và phản biện xã hội phù hợp trên cơ sở những vấn đề mà Nhân dân đang quan tâm, bức xúc. Năm 2020, MTTQ Việt Nam các cấp cần chú trọng giám sát công tác cán bộ và việc nêu gương, đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ đảng viên theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW Đảng khóa XII; đồng thời, cần chú ý tăng cường hình thức nghiên cứu, xem xét văn bản (giám sát văn bản) của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

2.2. Về tổ chức thực hiện phản biện xã hội

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì với sự tham gia của các tổ chức thành viên của MTTQ, các Hội đồng tư vấn, các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan, đồng thời được tiến hành kịp thời, đảm bảo tính khách quan, khoa học, xây dựng, phù hợp với các quy định của Đảng, Hiến pháp và pháp luật. Việc tổ chức các hoạt động phản biện xã hội phải có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo văn bản dự thảo và các cơ quan có liên quan, bảo đảm hiệu quả.

Năm 2020, trọng tâm hoạt động phản biện xã hội là Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Trường hợp cần thiết, từ nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của các cơ quan soạn thảo, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp có thể tiến hành phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản chính sách, pháp luật khác theo quy định.

- Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh, bám sát những định hướng, nhiệm vụ trọng tâm; lựa chọn phản biện xã hội các dự án, chính sách, kế hoạch, quy hoạch liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà đông đảo Nhân dân quan tâm.

Sau khi kết thúc các cuộc giám sát, phản biện xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh có văn bản kiến nghị giám sát, phản biện xã hội theo đúng quy định gửi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và phải theo dõi, đôn đốc thường xuyên việc giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

3. Về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị, thành phố tham gia Ban Chỉ đạo việc thực hiện QCDC ở cấp mình, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở địa phương; chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện QCDC ở cơ sở theo lĩnh vực được phân công phụ trách; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận ở địa phương; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; 6 tháng và cuối năm xây dựng báo cáo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về thực hiện dân chủ ở cơ sở, kết quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng kèm theo các số liệu cụ thể có liên quan.

4. Tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri; phối hợp tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ động phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp trước và sau kỳ họp; tiếp tục phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri, mở rộng các hình thức tiếp xúc của đại biểu, nhất là tiếp xúc chuyên đề, tiếp xúc theo đối tượng, theo lĩnh vực; thực hiện nghiêm túc việc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về nội dung, chương trình, thời gian địa điểm tiếp xúc; chuẩn bị tốt nội dung, thành phần tham gia tiếp xúc, giải đáp kịp thời ý kiến, kiến nghị của Nhân dân ngay tại cuộc tiếp xúc.

Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện phối hợp với Hội đồng nhân dân cùng cấp khẩn trương tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân địa phương, tổng hợp hoạt động giám sát đối với các vấn đề cử tri, Nhân dân đã kiến nghị tại các kỳ họp trước gửi về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh để xây dựng báo cáo về kết quá công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại các kỳ họp thứ 9, thứ 10 Quốc hội khóa XIV. Các ý kiến, kiến nghị và vấn đề nêu ra phải có số liệu, địa chỉ cụ thể.

5. Công tác tiếp công dân và tham gia xứ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo

 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát việc tiếp công dân của người đứng đầu cấp ủy các cấp, các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là việc tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định tại các văn bản của Đảng và Luật tiếp công dân; thực hiện tốt việc tham gia tiếp công dân, tăng cường giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức theo Chương trình phối hợp giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở (theo Chương trình phối hợp số 10/CTPH-MTTQ-TTr-STP-HLG-ĐLS ngày 14/02/2019 chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, Thanh tra, Sở Tư pháp, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa).

Đổi mới trong công tác tiếp công dân để phù hợp với những quy định mới của pháp luật về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong việc tiếp công dân và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Lựa chọn một số vụ việc phức tạp, gây bức xúc trong Nhân dân để tổ chức giám sát và kiến nghị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân. Chủ động nắm bắt tình hình các tầng lớp nhân dân ở những địa phương, nhất là ở những nơi xảy ra khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; đề xuất các biện pháp ổn định, đoàn kết nhân dân. Kiến nghị tổ chức công khai việc giải quyết và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa bàn dân cư của người đi khiếu nại, tố cáo; vận động Nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các huyện, thị, thành phố thực hiện nghiêm túc Thông tri 36/TT-MTTW-BTT ngày 06/5/2019 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quy định, hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, định kỳ báo cáo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về việc thực hiện tiếp công dân và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, có kèm theo các số liệu cụ thể.

6. Tích cực tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng nội dung cụ thể tham gia xây dựng Đảng, nhất là tham gia góp ý vào những dự thảo nghị quyết quan trọng của cấp ủy; nắm tình hình Nhân dân, đề xuất biện pháp sát thực đề giải quyết những vấn đề nóng, bức xúc trong nhân dân; chủ động nắm bắt tình hình; phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền tổ chức tốt việc đối thoại với Nhân dân, nhất là ở những nơi có phát sinh mâu thuẫn, bất đồng liên quan đến quyền, lợi ích của Nhân dân. Đề xuất biện pháp giám sát cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; thực hiện Chương trình hành động số 19/Ctr-MTTW ngày 19/01/2017 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 197/KH-MTTQ-BTT ngày 02/7/2018 về việc thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư TW Đảng về ban hành “Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên” để thực hiện nhiệm vụ giám sát và góp ý.

Thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về giám sát của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và Nhân dân tham gia xây dựng, giám sát đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, giám sát trách nhiệm nêu gương (Theo Chương trình phối hợp số 30/CTPH-MTTW-TCTV ngày 30/10/2018 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về phối hợp giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng  khóa XII). 

Tập hợp, phản ánh kịp thời ý kiến Nhân dân, ý kiến từ các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận để nâng cao chất lượng các văn bản góp ý xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc các cấp tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân.

7. Thực hiện Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTNLP) giai đoạn 2018-2020

Tiếp tục thực hiện và tổng kết kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018-2020 của MTTQ Việt Nam tỉnh gắn với triển khai Kế hoạch số 25/KH-MTTQ-BTT ngày 31/12/2019 về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp sử dụng hiệu quả các kênh thông tin, phản ánh về tham nhũng, lãng phí của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, của báo chí, cơ quan, tổ chức và cá nhân; xử lý kịp thời các đơn thư, khiếu nại, tố cáo, các phản ánh gửi đến Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp. Trên cơ sở tiếp nhận các thông tin phản ánh, ý kiến về tham nhũng, lãng phí, MTTQ Việt Nam các cấp kịp thời kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm giải quyết; theo dõi, giám sát quá trình giải quyết và công khai kết quả giải quyết để Nhân dân biết.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị, thành phố căn cứ vào nhiệm vụ và đặc điểm của từng địa phương, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền năm 2020 đến cấp huyện và cơ sở. Trên từng nội dung công tác nêu trên, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, phân công cán bộ chủ trì, phụ trách hoặc phối hợp.

- Đề nghị các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam tỉnh, MTTQ Việt Nam các huyện, thị, thành phố thực hiện chế độ thông tin, báo cáo như sau:

+ Báo cáo về công tác giám sát định kỳ 6 tháng trước ngày 05/5/2020, hằng năm trước ngày 05/10/2020 (kèm biểu mẫu số liệu) để Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh gửi Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

+ Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05/6), hằng năm (trước ngày 05/12) báo cáo kết quả thực hiện công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, chính quyền năm 2020 (kèm biểu mẫu số liệu).

Báo cáo gửi về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (qua Ban Dân chủ - Pháp luật), 02 Ngô Quyền, Nha Trang, địa chỉ Email: bandcplmtkh@gmail.com).

 

Nơi nhận:

- Ban DCPL UBTW MTTQ Việt Nam;

- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;

- Ban Dân vận Tỉnh ủy;

- Các đoàn thể CT-XH tỉnh;

- Ủy ban MTTQ các huyện, thị, thành phố;

- Văn phòng, các ban của MTTQ tỉnh;

- Lưu VT, DCPL.                   

TM. BAN THƯỜNG TRỰC

CHỦ TỊCH

 

Đã ký

 

 

  Trần Ngọc Thanh

 

 

Các văn bản khác

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA
Giấy phép: Số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 15/01/2018
Trưởng Ban biên tập: Trần Ngọc Thanh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Địa chỉ: Số 02 Ngô Quyền - Thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 0258.3810311 - Fax: 0258.3810503 - Email: banbientapmtkh@gmail.com
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa" hoặc
"www.mattrankhanhhoa.org.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.