Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
Tỉnh Khánh Hòa

Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam

  • Trang chủ
  • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin tổng hợp
    • Tin hoạt động của Ủy ban MTTQ tỉnh
    • Tin hoạt động mặt trận các cấp
    • Tin hoạt động của các tổ chức thành viên
  • Văn bản
  • Ý kiến nhân dân
  • Lịch công tác
  • Trang chủ
  • Các phong trào, cuộc vận động
  • An sinh, xã hội
 
Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030
28/12/2020 15:17:33   537 lượt xem
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29-7-2020 của Bộ Chính trị về “Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030”.
 
Kế hoạch nêu rõ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước được giao, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận số 81-KL/TW. Quán triệt, nâng cao nhận thức về an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới, xem bảo đảm an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước. Tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất, gắn với chế biến, tiêu thụ lương thực, thực phẩm theo hướng tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất tập trung, quy mô lớn, quản lý chặt chẽ theo chuỗi giá trị nông sản. Giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, thường xuyên đánh giá nhu cầu lương thực, thực phẩm cả trong nước và trên thế giới để có định hướng, chiến lược phù hợp. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Thương hiệu gạo Việt Nam và Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo; tổ chức sản xuất lúa gạo theo vùng chuyên canh, phát triển các vùng trọng điểm lúa gạo ổn định ở các địa bàn có lợi thế sản xuất tập trung để đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ.
 
Bên cạnh đó, nâng cao khả năng và quyền tiếp cận của người dân đối với lương thực, thực phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng. Nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, trọng tâm là: Hệ thống giao thông, nhằm phát triển dịch vụ vận tải và logistics, bảo đảm an toàn, nhanh chóng, tiện nghi, hiện đại, thân thiện với môi trường; các công trình thủy lợi đa mục tiêu, hệ thống kho dự trữ quốc gia và hạ tầng phòng, chống thiên tai đồng bộ, hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh, dự trữ lương thực, thực phẩm. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đất đai, đầu tư, tài chính, tín dụng, thương mại hỗ trợ thỏa đáng cho nông dân, địa phương và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo; ưu tiên hỗ trợ phát triển hộ trồng lúa thành hộ sản xuất chuyên nghiệp, hợp tác, liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ. Xây dựng cơ chế phối hợp, quản lý điều hành hoạt động dự trữ lưu thông và dự trữ quốc gia, đáp ứng yêu cầu lương thực, thực phẩm trong trường hợp khẩn cấp. Hoàn thiện cơ chế điều hành xuất, nhập khẩu lương thực, thực phẩm linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
 
Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, nước; chấm dứt tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp. Gắn kết chặt chẽ giữa đảm bảo an ninh lương thực với quy hoạch phát triển cả nước, các vùng, địa phương và với quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt đất trồng lúa. Bảo tồn quốc gia về nguồn gen quý cây trồng, vật nuôi. Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động nông nghiệp phát sinh chất thải, nước thải, khí thải và các chất gây ô nhiễm môi trường khác. 
 
Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt đối với các lĩnh vực mang tính khu vực và toàn cầu, xuyên quốc gia để nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Tháo gỡ rào cản kỹ thuật, phát triển thị trường xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Hài hòa hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn với khu vực và quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực.
Theo Báo Khánh Hòa

Tags:
Tác giả:
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Xếp hạng: 0 - 0 phiếu bầu
CÁC BÀI VIẾT KHÁC
  • Mặt trận xã Diên Hoà phối hợp hỗ trợ xây dựng “nhà đại đoàn kết” (29/04/2021)
  • Diên Điền: Chung tay vì người nghèo (23/04/2021)
  • Diên Khánh: Tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (27/03/2021)
  • Mặt trận xã Suối Tiên phối hợp tặng quà nhân dịp Xuân Tân Sửu (16/03/2021)
  • Xã Cam Hiệp Nam: Chăm lo tết cho người nghèo (15/03/2021)
  • Ninh Hòa: Thiệt hại hơn 98,8 tỷ đồng do bão số 12 (21/12/2020)
  • Rà soát hộ nghèo đảm bảo đúng thực chất (21/12/2020)
  • Khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão số 12 (21/12/2020)
  • Kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn trả lương (19/12/2020)
  • MTTQ xã Diên Xuân phối hợp trao 150 suất quà cho hộ nghèo, cận nghèo, già cả neo đơn và trẻ em khuyết tật (08/12/2020)
 
[MENU] Hiển thị menu dọc
 
[PHOTO] Hiển thị hình ảnh dạng slide
   
[SURVEY] Hiển thị mẫu khảo sát
   
[VIEW] Hiển thị lượt truy cập
 
[HTML] Hiện thị nội dung HTML
   

Đơn vị chủ quản: ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Địa chỉ: 02 Ngô Quyền, phường Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0258.3822585

Giấp phép: Số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 15/01/2018

Bài viết cộng tác xin gửi về email: banbientapmtkh@gmail.com

® Vui lòng ghi rõ nguồn "Mặt Trận Tổ Quốc Khánh Hòa" khi đăng lại thông tin từ website này.

Đăng ký nhận tin / Hủy nhận tin

RSS SiteMap Bookmark